Hồ Chí Minh,

Một cửa hàng điện thoại tiêu thụ 90 chiếc điện thoại giả các nhãn hiệu trong 21 ngày

Quỳnh Phương  28/08/2019 14:38

Tiếp tục làm việc với ông Lê Đình Sỹ – chủ cửa hàng kinh doanh điện thoại thuộc Công ty TNHH Relex Việt Nam, Đoàn kiểm tra cho biết, cửa hàng đã tiêu thụ hết 90 chiếc điện thoại giả các nhãn hiệu Sansung, Nokia, Vertu, Oppo trong vòng 21 ngày, tính từ ngày 31/7 đến 20/8/2019.

Trước đó, lực lượng quản lý thị trường cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện cửa hàng kinh doanh điện thoại di động số tại địa chỉ số 27 Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội thuộc Công ty TNHH Relex Việt Nam do ông Lê Đình Sỹ, sinh năm 1993 làm giám đốc có dấu hiệu buôn bán các sản phẩm điện thoại làm giả các nhãn hiệu lớn.

Hàng hóa chủ yếu được giao dịch trên các trang thương mại điện tử mà Sỹ mua lại, làm giống với các trang bán hàng chính hãng nhằm khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Dù mới bắt đầu hoạt động được một thời gian ngắn nhưng các website đã thu hút được một lượng lớn người truy cập theo dõi và giao dịch.

Trong quá trình điều tra làm rõ vụ việc, lực lượng chức năng được biết, số tiền thu lời bất chính mà cửa hàng của Lê Đình Sỹ kiếm được trong vòng 21 ngày là trên 61.000.000 đồng.

Cụ thể, tại 11 tờ hoá đơn tự in của Kiều Phương Mobile từ ngày 31/7/2019 đến ngày 17/8/2019, đơn vị này đã bán cho Công ty TNHH Relex Việt Nam do ông Lê Đình Sỹ làm chủ các loại điện thoại như: Samsung M20: 4 chiếc; điện thoại di động M30: 2 chiếc; Samsung Note 9: 9 chiếc; Samsung S10+: 19 chiếc; Samsung A30: 3 chiếc; Samsung A50: 2 chiếc; Samsung S9: 2 chiếc; Samsung A70: 5 chiếc; Oppo F11: 13 chiếc; Oppo F5: 3 chiếc; Oppo F1S: 4 chiếc; Oppo F9: 3 chiếc; Oppo Reus: 2 chiếc; Vertu A9: 1 chiếc; Vertu V05: 20 chiếc; Vertu K7: 5 chiếc; Vertu A8: 5 chiếc; Nokia 3310: 5 chiếc; Nokia 6300: 10 chiếc; Xiaomi 3: 2 chiếc; Xiaomi 4: 01 chiếc.

Giá nhập thấp nhất của 01 chiếc điện thoại là 225.000 đồng/chiếc. Giá nhập cao nhất là 2.350.000 đồng/chiếc. Giá bán ra từ 399.000 – 2.990.000 đồng/chiếc. Như vậy, tổng số tiền mà cửa hàng thu được trong vòng 21 ngày là trên 176.000.000 đồng. Số lãi bất chính kiếm được từ số hàng trên là 61.000.000 đồng.

Ông Sỹ cho biết, đối với điện thoại nhãn hiệu Samsung A70, khi mua về, trên bao bì có tem bằng tiếng Việt Nam ghi Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) Khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên, Thái Nguyên, Việt Nam. Sản xuất tại SECT năm 2019 và trên nhãn có đóng dấu hình tròn, màu xanh, bên trong có chữ Samsung.

Về việc sử dụng các website thương mại điện tử trong việc kinh doanh hàng hoá của Công ty TNHH Relex Việt Nam, ông Lê Đình Sỹ cho biết, trong 16 website mà đơn vị kiểm tra có nêu, website hotdeal24h.com công ty mua tên miền không thành công nên chưa sử dụng được.

Trong 15 website còn lại, Công ty TNHH Relex Việt Nam đã mua lại của Công ty Cổ phần GMO-Z.com RUNSYSTEM 13 tên miền. Còn 2 tên miền còn lại do Công ty TNHH PA Việt Nam cung cấp. Giá mua tên miền 01 website rẻ nhất là 23.000 đồng, cao nhất là 750.000 đồng. Qua lời khai của ông Lê Đình Sỹ cùng với thực tế Đoàn kiểm tra đã xác minh, trong 15 website mà Công ty TNHH Relex Việt Nam mua thành công, có 4 web chưa hoạt động là: didongso.vn; didongso.net; vertuvietnam.com; vertuvietnam.site.

Trong thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội sẽ tiếp tục làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để làm rõ các vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Công ty TNHH Relex Việt Nam và các chủ sở hữu nhãn hiệu Samsung, Nokia, Oppo, Vertu để xác nhận việc giả mạo nhãn hiệu (nếu có) đối với toàn bộ hàng hoá không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đã được Công ty TNHH Relex Việt Nam kinh doanh theo hồ sơ vụ việc.

Thu Hà/ Công thương 

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/mot-cua-hang-dien-thoai-tieu-thu-90-chiec-dien-thoai-gia-cac-nhan-hieu-trong-21-ngay-10278.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Sơn Nero, một trong những thương hiệu sơn nổi tiếng tại Việt Nam, đã và đang được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, việc nhận diện sơn Nero chính hãng là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết để người tiêu dùng có thể tự tin lựa chọn sản phẩm sơn Nero chính hãng, giúp bảo vệ ngôi nhà của mình.
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.