Hồ Chí Minh,

Nestlé Việt Nam lên tiếng về văn bản hiểu lầm’ của Lào Cai

Định Khang  11/04/2018 09:52

Dư luận đang dấy lên câu chuyện chính quyền xã Suối Thầu (Sa Pa, Lào Cai) tiến hành tiêu hủy hơn 10.000 hộp sữa từ thiện vì "hiểu nhầm" văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai.

Vụ việc này gây bức xúc trong dư luận trong những ngày qua về sự máy móc trong áp dụng, thậm chí là vô cảm của chính quyền địa phương.

Trước đó, UBND tỉnh Lào Cai đã gửi công văn số 988/VPUBND-VX gửi Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai và UBND các huyện, thành phố, trong đó yêu cầu Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo toàn bộ các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tạm ngừng chương trình phát sữa miễn phí cho học sinh của tỉnh cho đến khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Cũng trong văn bản này, UBND tỉnh Lào Cai đề cập đến việc ngày 06/11/2017 Bộ GD&ĐT có công văn đề nghị Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tạm ngừng cChương trình phát sữa miễn phí cho học sinh uống trên phạm vi toàn quốc để chờ các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân 02 học sinh của tỉnh Hậu Giang có triệu chứng "tương tự ngộ độc" sau khi uống sữa theo chương trình này.

Trả lời phỏng vấn của Tạp chí SHTT, ông Vương Trinh Quốc – Chánh văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thừa nhận trong văn bản chỉ đạo mà cấp Phó ký đã không nêu rõ ràng hãng sữa do người soạn thảo và người ký không chú ý.

"Tôi cũng đã trao đổi với người soạn thảo và người ký văn bản này các đồng chí này cũng nói rằng là do quá trình soạn thảo văn bản viết không được đầy đủ lắm làm người ta hiểu lầm", ông Quốc nói.

Công văn có nội dung mập mờ do UBND tỉnh Lào Cai gửi Sở Giáo dục và UBND các huyện, thành phố.
Công văn có nội dung mập mờ do UBND tỉnh Lào Cai gửi Sở Giáo dục và UBND các huyện, thành phố.

PV Infonet đã liên hệ với ông Khuất Quang Hưng, Trưởng phòng Đối ngoại, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam. Ông Hưng khẳng định công ty không có hoạt động từ thiện tại tỉnh Lào Cai như nội dung một số bài báo đã nêu thời gian qua. Hình ảnh sản phẩm bị tiêu hủy trong các bài báo cũng không phải là sản phẩm của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam.

Liên quan đến việc Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi  Công ty TNHH Nestlé Việt Nam "đề nghị công ty ngừng phát sữa", ông Khuất Quang Hưng cung cấp thêm thông tin làm rõ vấn đề như sau:

"Ngày 6/11/2017, Bộ GD&ĐT gửi công văn về việc tạm ngưng chương trình sữa học đường khi nhận được báo cáo về một sự cố riêng lẻ trong việc thực hiện chương trình tại một tỉnh của miền Tây cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng. Sau đó nguyên nhân được các cơ quan chức năng xác định không đến từ sản phẩm của công ty Nestlé, và sản phẩm dùng trong chương trình đảm bảo các tiêu chuẩn được cấp phép. Do đó, vào ngày 26/12/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi tiếp công văn số 6082/BGDĐT-GDTC về việc tiếp tục triển khai chương trình phát sữa miễn phí cho học sinh trên phạm vi toàn quốc. Bộ GD&ĐT cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực của công ty trong nỗ lực góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam," ông Khuất Quang Hưng khẳng định.

Trở lại với câu chuyện tiêu hủy hơn 10.000 hộp sữa tại Lào Cai, số sữa được tiêu hủy do đại diện Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) bàn giao cho Trường Mầm non xã Suối Thầu (hơn 4.000 hộp) và Trường Tiểu học xã Suối Thầu (hơn 7.000 hộp) vào ngày 17/11/2017. Sau khi nhận sữa, đến ngày 22/11/2017, UBND xã Suối Thầu nhận được công văn chỉ đạo của nói trên yêu cầu các xã, các Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục dừng việc phát sữa cho học sinh.

Vì văn bản này, chính quyền xã Suối Thầu không dám phát sữa cho học sinh và giữ trong kho đến ngày 3/4/2018 thì nhà trường báo xã là đến ngày 9/4/2018 sữa sẽ hết hạn. Do đó, Ban An toàn thực phẩm của xã Suối Thầu đã kiểm tra và lập biên bản tiêu hủy số sữa trên.

Nguyễn Tuân
Theo Infonet

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/nestle-viet-nam-len-tieng-ve-van-ban-hie%cc%89u-lam-cua-lao-cai-1729.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.