Hồ Chí Minh,

Nghi vấn hệ thống mỹ phẩm chính hãng Beauty Garden bán hàng không rõ nguồn gốc

Định Khang  13/09/2018 08:00

Phần lớn các mặt hàng trưng bày tại cửa hàng Beauty Garden (số 152 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội) có xuất xứ từ nước ngoài nhưng không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt để thể hiện các thông tin về nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng… khiến người tiêu dùng nghi ngờ về nguồn gốc thực sự cũng như chất lượng sản phẩm.

Mỹ phẩm ngoại nhập không còn xa lạ với phần đông cánh phụ nữ yêu thích làm đẹp. Chỉ cần gắn mác nước ngoài, bất kể là hàng Hàn Quốc, Nhật hay từ châu Âu, chị em đều sẵn sàng bỏ tiền để mua sắm mà không cần biết chất lượng có đúng với giá cả và nguồn gốc thực sự của chúng xuất phát từ đâu.

Nắm bắt được nhu cầu làm đẹp của phái đẹp, vô số các thương hiệu, cửa hàng mỹ phẩm mọc lên như nấm với những hoa từ mỹ miều "hệ thống mỹ phẩm cao cấp", "mỹ phẩm xách tay cao cấp" hay "mỹ phẩm chính hãng" để thu hút khách hàng. Đi sâu tìm hiểu cụ thể thông tin, PV báo Người tiêu dùng đã mục sở thị một số hệ thống cửa hàng mỹ phẩm tại nội đô TP Hà Nội để mang đến cho bạn đọc những cái nhìn chính xác về vấn đề này.

Nhiều sản phẩm nhập khẩu nhưng không hề có nhãn phụ tiếng Việt

Tại phố Chùa Bộc thuộc địa phận quận Đống Đa, Hà Nội được coi là "thiên đường" của mỹ phẩm. Cả dãy phố nhộn nhịp, đâu đâu cũng thấy các cửa hàng mỹ phẩm mọc lên san sát.

Như đã tìm hiểu qua mạng xã hội, chúng tôi tìm đến một địa chỉ cửa hàng mỹ phẩm Beauty Garden – nơi được khá nhiều khách hàng quan tâm, bởi nơi đây được xem là hệ thống chuyên cung cấp mỹ phẩm chính hãng. Theo thông tin tại đây, Beauty Garden có hệ thống cửa hàng trên toàn quốc với 6 cơ sở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Gia Lai thuộc Công ty cổ phần Beauty Garden (trụ sở chính: số 255 Bình Lợi, P. 13, Q. Bình Thạnh, TPHCM).

Tìm hiểu cụ thể điểm cửa hàng tại số 152 Chùa Bộc, nhiều vấn đề nghi vấn liên quan đến thông tin sản phẩm khiến khách hàng không khỏi nghi ngờ. Mục sở thị thực tế, PV nhận thấy tại cửa hàng trưng bày rất nhiều mỹ phẩm đủ các thể loại từ dưỡng da đến trang điểm của nhiều thương hiệu nổi tiếng như 3CE, Simple, NYX… và nhiều dòng sản phẩm từ Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây, mặc dù hầu hết các sản phẩm là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, trên bao bì, vỏ sản phẩm đều là chữ nước ngoài nhưng không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Từ đó, việc tìm hiểu thông tin của khách hàng hết sức mập mờ khi không biết nơi sản xuất ở đâu, thời gian sản xuất và hạn sử dụng cũng như các thông tin khách liên quan đến sản phẩm.

Sản phẩm đa dạng từ mỹ phẩm đến thực phẩm chức năng ngoại nhập được bày bán

Chưa nói, giá thành sản phẩm cũng vô cùng đa dạng, có thể từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Khi không có thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt, liệu với giá thành được định, chất lượng sản phẩm có tương xứng với giá trị thực của nó hay không? Ngoài ra, chưa kể đến việc không có thông tin sản phẩm cụ thể, người tiêu dùng sẽ đặt ra nghi vấn về nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm tại cửa hàng này.

Nhãn phụ bằng tiếng Việt được xem là quy định bắt buộc của sản phẩm lưu thông tại Việt Nam. Nhãn phụ được dán trên bao bì, hộp, sản phẩm để thể hiện các thông tin đầy đủ, chi tiết về  nguồn gốc xuất xứ, nhà nhập khẩu và phân phối hàng hóa, giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, kiểm tra sản phẩm nhập khẩu, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm chính hãng.

Các sản phẩm được quảng cáo đều là hàng chính hãng

Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định: "Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".

Khi cố tình vi phạm các quy định này, tổ chức, cá nhận chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu có thể phải chịu mức phạt đến 80 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm theo quy định tại Điều 26 Nghị định Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.

Trước sự việc này, PV báo Người tiêu dùng đã liên hệ với Công ty cổ phần Beauty Garden để làm việc, tuy nhiên, chúng tôi được giới thiệu đến một người đàn ông tên Bảo được cho là tổng quản lý nhưng không nhận được sự hợp tác cung cấp thông tin.

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan chức năng để tìm hiểu rõ vấn đề này. Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong bài viết tiếp theo.

Nguồn: Báo người tiêu dùng

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/nghi-van-he-thong-my-pham-chinh-hang-beauty-garden-ban-hang-khong-ro-nguon-goc-3012.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Sơn Nero, một trong những thương hiệu sơn nổi tiếng tại Việt Nam, đã và đang được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, việc nhận diện sơn Nero chính hãng là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết để người tiêu dùng có thể tự tin lựa chọn sản phẩm sơn Nero chính hãng, giúp bảo vệ ngôi nhà của mình.
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.