Hồ Chí Minh,

Nông dân thiệt kép bởi chiêu "lừa" bán phân bón giá rẻ kiểu "bia kèm mồi"

Quỳnh Phương  07/08/2020 17:43

Nông dân bị thiệt kép!

Thương hiệu phân bón của Đạm Cà Mau nhiều năm qua đã được bà con nông dân đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung tin dùng. Với chất lượng cao, giá cả phù hợp được công bố công khai khai và hệ thống phân phối qua các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp rộng khắp nhằm giúp bà con nông dân thuận tiện mua.

Sảm phẩm phân bón của Đạm Cà Mau

Tuy nhiên, lợi dụng tập quán cũng như điều kiện kinh tế của nông dân khi mua vật tư nông nghiệp đa số họ phải nợ đến mùa thu hoạch mới thanh toán… nên một số cửa hàng vật tư nông nghiệp đã sử dụng "chiêu" hạ giá phân bón Đạm Cà Mau xuống còn khoảng 5.500 đồng/kg, thấp hơn giá Đạm Cà Mau bán cho đại lý cấp 1 cả nghìn đồng/kg… nhằm lấy lòng tin của bà con nông dân để bán kèm các loại phân bón, vật tư nông nghiệp kém chất lượng khác (chủ yếu là DAP và Kali) với giá cao. Các sản phẩm bán kèm này thường là kém chất lương và được làm nhái, nhập nhềm với những thương hiệu uy tín khác, khiến người mua rất dễ bị hiểu lầm.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra một kho vật tư nông nghiệp tại huyện Phú Tân

Hậu quả là khi người nông dân gặp phải trường hợp đại lý bán phân bón kiểu "bán bia kèm mồi" như vậy thì họ không những không được lợi…mà thậm chí còn phải gánh chịu hậu quả rất lớn bởi khi mua phải phân bón với hàm lượng dinh dưỡng không đạt yêu cầu (chủ yếu là DAP và Kali), không đúng tỷ lệ phần trăm như khuyến cáo…, làm cho lượng phân bón sử dụng sẽ nhiều hơn, tần suất bón phân cũng nhiều hơn, làm tăng chi phí sản xuất…

Đa số các sản phẩm kém chất lượng trên thị trường lại được thiết kế bao bì rất bắt mắt nhưng cũng rất mập mờ về thông tin trên bao bì thì ghi theo kiểu lập lờ dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng (ví dụ tên sản phẩm Kali 61% nhưng thành phần thực tế chỉ khoảng 31-36%), hàng nội địa nhưng lại gắn tem phụ như hàng nhập khẩu…

Đoàn kiểm tra liên ngành đã đem hai sản phẩm Kali Miểng 61% của công ty TNHH Phân bón Cánh Đồng Việt và Kali Miểng MOP của công ty TNHH phân bón Gia Hân về phân tích hàm lượng để xử lý theo quy định

Cơ quan chức năng vào cuộc

Trong đợt ra quân kiểm tra của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh An Giang (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 An Giang) mới đây, tại huyện Phú Tân, cơ quan chức năng phát hiện một số cơ sở kinh doanh phân bón kém chất lượng, cụ thể phát hiện 725 bao phân bón loại 50kg nhãn hiệu Kali Miểng 61% (trên bao bì ghi sản phẩm của công ty TNHH Phân bón Cánh Đồng Việt) và Kali Miểng MOP (trên bao bì ghi sản phẩm của công ty TNHH phân bón Gia Hân). Cả hai sản phẩm của công ty trên đều ghi được sản xuất tại một địa chỉ: (Lô D, kho D2, KCN Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác hàng hóa. Theo dó trên bao bì sản phẩm thì ghi là phân bón Kali Miểng 61%, tuy nhiên ở mục thành phần thì Kali (K2O) chỉ là 31% cùng một số chất trung vi lượng khác, nếu nông dân không chú ý thì sẻ dễ bị mua nhầm và chịu thiệt thòi khi tỷ lệ không đáp ứng theo quy định.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra một cửa hàng vật tư nông nghiệp tại thị xã Tân Châu

Ông Trần Thanh Hiệp, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết: "Đối với trường hợp phân bón Kali 61% thì đương nhiên hàm lượng kali hữu hiệu trong sản phẩm phải đạt 61% theo quy định. Nếu qua kiểm tra mà hàm lượng không đúng theo quy định thì trên cơ sở đó chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp xử lý hàng giả hoặc hàng kém chất lượng".

Còn tại thị xã Tân Châu, ngay tại thời điểm Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, có đến 6 sản phẩm phân bón lá không có hóa đơn bán hàng theo quy định, đặc biệt có trường hợp phân bón nhưng ghi công dụng như thuốc trừ sâu. Ngành chức năng đã tiến hành lập biên bản, lấy mẫu kiểm nghiệm để xử lý theo quy định.

Mặc dù nhãn mác ghi là Kali Miểng 61% nhưng ở phần thành phần thì hàm lượng Kali chỉ có 31%

Lời khuyên từ nhà khoa học

Nói về những tác hại khi nông dân mua và sử dụng phân bón kém chất lượng, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cho biết: nếu là phân vô cơ NPK + TE khi nông dân mua và sử dụng loại phân này sẽ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng như: lúa; trái cây các loại, rau, hoa… làm cho năng suất giảm, chi phí nhiều, tăng cao áp lực sâu bệnh hại. Bên cạnh đó, trong các sản phẩm kém chất lượng chứa nhiều lưu huỳnh làm chua đất ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Theo TS. Nghĩa, phân bón kém chất lượng do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố khách quan như: không chuyên sâu về công nghệ sản xuất; Do nguyên vật liệu kém chất lượng (do nhà sản xuất ham rẻ…), cũng có khi phân bón kém chất lượng do yếu tố chủ quan: Nhà sản xuất cố tình tính toán bớt nguyên liệu xuống để giảm giá thành từ đó chia hoa hồng cho đại lý cao hơn doanh nghiệp khác…

Ngoài thiệt hại về kinh tế: năng suất cây trồng giảm, dịch bệnh nhiều thì còn làm cho "sức khỏe đất" suy giảm do đất bị mất cân đối dinh dưỡng, thay đổi độ pH, xuất hiện các độc tố mới do phân bón kém chất lượng gây ra, nếu là phân bón lá: sẽ làm cho cây hấp thu ko đầy đủ và kịp thời các yêu tố dinh dưỡng cần bổ sung; Nhiều khi các phụ gia hoặc chất pha thêm còn góp phần phá hủy lớp Cutin của lá…

Tình trạng một số đại lý vì ham lợi mà bán kèm những mặt hàng kém chất lượng cho bà con nông dân và một số doanh nghiệp mập mờ trong ghi nhãn hàng hóa, vi phạm các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Khi mua phân bón mà gặp trường hợp đại lý "bán bia kèm mồi" người nông dân nên tham khảo ý kiến các nhà khoa học hoặc lựa chọn các thương hiệu uy tín để mua. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi đi mua vật tư nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng.

Quang Minh/ Tiêu dùng

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/nong-dan-thiet-kep-boi-chieu-lua-ban-phan-bon-gia-re-kieu-bia-kem-moi-43566.html

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/nong-dan-thiet-kep-boi-chieu-lua-ban-phan-bon-gia-re-kieu-bia-kem-moi-16013.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.