Hồ Chí Minh,

Phòng, chống dịch SARS-CoV2: Phát hiện nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh trục lợi

Quỳnh Phương  03/03/2020 10:00

Nhã Vy/ tiêu dùng

Ngày 28/2/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch SARS-CoV2, theo đó sẽ áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng này trong giai đoạn phòng, chống dịch và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước).

Sự ra đời của Nghị quyết 20/NQ-CP góp phần ổn định nguồn cung mặt hàng khẩu trang y tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phòng, chống dịch SARS-CoV2.

Lực lượng QLTT kiểm tra, nhắc nhở các hiệu thuốc tân dược ký cam kết không tăng giá bán khẩu trang y tế.

Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng lợi dụng chống dịch SARS-CoV2 để sản xuất, kinh doanh trục lợi các mặt hàng khẩu trang và nước rửa tay xác khuẩn.

Vụ việc điển hình ngay sau khi có Nghị quyết 20 ghi nhận tại tỉnh Bình phước. Nguồn tin ngày 01/3, Cục QLTT tỉnh này cho biết, nhận được tin báo của quần chúng lúc 06 giờ sáng ngày 28/02 có 01 xe ô tô biển số 51C-152.83 đang đậu đỗ tại địa chỉ tổ 3, khu phố Xuân Lộc, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đang vận chuyển bốc xếp hàng hóa là khẩu trang từ cơ sở sản xuất của ông Đoàn Văn Bốn.

Cục QLT Bình Phước tiến hành kiểm tra ghi nhận, tại thời điểm kiểm tra trên xe có 13 thùng, mỗi thùng có 50 hộp (01 hộp có 50 chiếc) với tổng số 32.500 chiếc khẩu trang y tế nhãn hiệu Hồng Thủy PARAMAX đã được đưa lên xe chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Tiếp tục kiểm tra xưởng khẩu trang không phép đang hoạt động do ông Đoàn Văn Bốn làm chủ, đã phát hiện, tạm giữ 148 cuộn vải, bịch dây cột, bao giấy kính, đã niêm phong khu vực sản xuất và toàn bộ tang vật, máy móc chờ xử lý.

Xưởng khẩu trang không phép của ông Đoàn Văn Bốn

Cùng ngày, vào lúc 10h, Đoàn kiểm tra tiếp tục kiểm tra cơ sở kinh doanh tạp hóa nhà ông Đoàn Văn Bốn, địa chỉ tại đường Hai Bà Trưng, tổ 3, khu phố Phú Thanh, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài phát hiện, tạm giữ 02 thùng, mỗi thùng có 50 hộp (01 hộp có 50 chiếc) với tổng số 5.000 chiếc khẩu trang mang nhãn hiệu Hồng Thủy PARAMAX, 3386 hộp không mang nhãn hiệu MEKOMED, 11 kg dây đeo khẩu trang màu trắng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản kiểm tra và tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định.

Tại TP. Hồ Chí Minh, thực hiện kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường về cao điểm phòng, chống SARS-CoV2, lực lượng QLTT thành phố thường xuyên và tăng cường kiểm tra kiểm soát các điểm sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế, nhà thuốc trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và xử nghiêm các hành vi găm hàng, bán quá giá và hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Công ty cổ phần mỹ phẩm Hani, nơi sản xuất gel rửa tay nhãn hiệu không có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất

Điển hình, ngày 27/02/2020, Đội QLTT số 8 kiểm tra Công ty cổ phần mỹ phẩm Hani địa chỉ 43 đường Nguyễn Bá Tòng, phường 11, quận Tân Bình. Tại Công ty đang sản xuất Gel rửa tay kháng khuẩn hiệu Hani có nhãn hàng hóa ghi không đủ nội dung bắt buộc (không có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa). Đội lập Biên bản giao công ty bảo quản 5.000 chai gel rửa tay để xử lý.

Trước đó, ngày 26/02/2020, Đội QLTT số 12 đã kiểm tra Công ty TNHH mỹ phẩm Dạ Lan địa chỉ 37 đường số 4, khu dân cư City Land, phường 5, quận Gò Vấp. Tại đây đang kinh doanh nước rửa tay diệt khuẩn dạng gel không hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành. Đội lập Biên bản tạm giữ 200 chai (100ml/chai) là hàng cấm để xử lý

Cùng thời gia này, Cục QLTT Tiền Giang tiếp tục xử lý 08 trường hợp kinh doanh nước rửa tay, găng tay y tế không niêm yết giá, thu phạt với số tiền 6.000.000 đồng, nâng tổng số tiền thu phạt đến nay là 68.250.000 đồng.

Với sự chủ động, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác phòng chống dịch, đến nay Cục QLTT Tiền Giang đã phát hiện và xử lý 20 vụ vi phạm với tổng số tiền thu phạt là 68.250.000 đồng.

"Trong kỳ báo cáo ngày 01/3, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện 50 vụ kiểm tra, giám sát. Lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 01/03/2020, lực lượng QLTT đã kiểm tra, giám sát 5.467 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 1.661.630.000 đồng"

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/phong-chong-dich-sars-cov2:-phat-hien-nhieu-truong-hop-san-xuat-kinh-doanh-truc-loi-39590.html

 

 

 

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/phong-chong-dich-sars-cov2-phat-hien-nhieu-truong-hop-san-xuat-kinh-doanh-truc-loi-14467.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.