Hồ Chí Minh,

Quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội: Bộ Y tế làm việc với Facebook

Quỳnh Phương  14/09/2019 22:35

Liên quan đến tình trạng rao bán, quảng cáo trái pháp luật các sản phẩm thực phẩm chức năng trên các trang website, mạng xã hội, ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định cơ quan này đang làm việc với Facebook để siết chặt tình trạng quảng cáo tràn lan.

PV báo Người tiêu dùng đã có cuộc trao đổi với đại diện của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm để truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng cần chú ý, cẩn trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

Quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội: Bộ Y tế làm việc với Facebook
Nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội (ảnh minh họa)

PV: Hiện nay, có nhiều tình trạng giả danh bác sĩ, bệnh viện, cơ quan truyền thông để quảng cáo sản phẩm; quảng cáo thổi phồng công dụng của các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Theo ông, các hành vi sai phạm này diễn ra như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Phong: Hiện nay, có nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo nhiều nội dung sai sự thật. Chưa kể, có sản phẩm quảng cáo bên trên ghi là dược sỹ, bác sỹ tư vấn nhưng thực tế qua thanh tra, kiểm tra, nhiều dược sỹ, bác sỹ đó không có kiến thức về dinh dưỡng, thậm chí chỉ là sinh viên mới ra trường, chưa nhận bằng tốt nghiệp đại học đóng giả làm bác sỹ, dược sỹ thực hiện tư vấn về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đối với những hành vi lợi dụng uy tín, hình ảnh của bệnh viện, bác sĩ, cơ quan truyền thông để quảng cáo là vi phạm pháp luật, đặc biệt với các quảng cáo trên trang mạng xã hội. Quy định của pháp luật nêu rất rõ, tất cả nội dung quảng cáo đều phải được thẩm định nội dung của cơ quan chuyên môn, công ty chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định.

PV: Thực trạng trên khiến người tiêu dùng rất hoang mang, cơ quan chức năng có biện pháp nào để ngăn chặn, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Phong: Cục An toàn thực phẩm là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế được phân công quản lý trong phạm vi cả nước.

Trước thực trạng xuất hiện việc giả mạo, sử dụng hình ảnh, uy tín của cán bộ y tế, cơ quan y tế, thậm chí giả mạo cả cơ quan truyền thông để quảng cáo trên mạng xã hội diễn ra rất phức tạp. Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm quảng cáo như trên. Thông tin về sai phạm, mức xử phạt được đăng tải công khai trên đài truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí và trên website chính thức của Cục An toàn thực phẩm.

PV: Ông có thể cho biết, những chế tài xử phạt đối với các trường hợp sai phạm này?

Ông Nguyễn Thanh Phong: Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đơn vị đã thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm, trong đó riêng trong năm 2018 đã phạt hành chính tới hơn 6 tỷ đồng. Thế nhưng, việc quảng cáo rao bán thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc… trên các Website, mạng xã hội Facebook vẫn diễn ra tràn lan dù cơ quan quản lý đã có chế tài xử lý nghiêm.

Chúng tôi phải thêm những bước khác để xử phạt. Như với quảng cáo vi phạm trên website mà doanh nghiệp phủ nhận không phải do họ thực hiện, chúng tôi phải gửi báo cáo đề nghị Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử- Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu xử lý các quảng cáo này.

Còn với quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, chúng tôi đã có buổi làm việc đại diện của Facebook. Chúng tôi đề nghị Facebook có đường liên hệ trực tiếp với Bộ Y tế để có thể phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý các sản phẩm liên quan đến sức khỏe người dùng.

Bộ Y tế rất quyết liệt nhưng chúng tôi cần sự phối hợp của các bộ ngành, cần tiếng nói mạnh mẽ của tầm cao hơn để Facebook hợp tác với Bộ Y tế trong quản lý lĩnh vực này.

PV: Ông có những lời khuyên nào để giúp người tiêu dùng sẽ cân nhắc, lựa chọn được sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín?

Ông Nguyễn Thanh Phong: Người tiêu dùng cần thận trọng, không nên mua các sản phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm… không rõ nguồn gốc, quảng cáo trên mạng xã hội, đặt biệt là những sản phẩm quảng cáo dưới hình thức dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, hoặc quảng cáo có công dụng chữa bệnh thần kỳ.

Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo "nổ" vi phạm quy định.

Chúng tôi thường xuyên đăng tải thông tin công khai, khuyến cáo người tiêu dùng trong khi cơ quan chức năng đang xử lý, người dân không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật. Việc tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng của mình, người tiêu dùng không được cả tin vào những bài đăng bán hàng chưa được kiểm định trên mạng xã hội từ những người bán hàng online và cần có ý thức tự giác, cẩn trọng khi mua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe qua mạng. Đặc biệt là những loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ nếu không rất dễ chịu cảnh tiền mất, tật mang. Khi có bệnh hay đơn giản là muốn dùng thực phẩm chức năng bổ sung cần phải được bác sĩ kiểm tra, tư vấn kỹ càng.

Xin chân thành cảm ơn ông !

Hồng liên/ báo người tiêu dùng

 

 

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/quang-cao-thuc-pham-chuc-nang-tren-mang-xa-hoi-bo-y-te-lam-viec-voi-facebook-11053.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Sơn Nero, một trong những thương hiệu sơn nổi tiếng tại Việt Nam, đã và đang được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, việc nhận diện sơn Nero chính hãng là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết để người tiêu dùng có thể tự tin lựa chọn sản phẩm sơn Nero chính hãng, giúp bảo vệ ngôi nhà của mình.
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.