Hồ Chí Minh,

Thật – giả: Viên bổ thảo mộc G-Star nghi ngờ có chứa hoạt chất cấm Phenolphthanlein

Quỳnh Phương  16/06/2020 15:59

Vừa qua, Đội QLTT số 27, Cục QLTT Hà Nội đã xác minh thông tin tại Công ty Fusi, địa chỉ tại cụm công nghiệp Thanh Oai, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội theo nội dung văn bản số 911 ngày 5/5/2020 của Tổng cục QLTT chỉ đạo Cục QLTT Hà Nội và Nghệ An chủ động thẩm tra, xác minh xử lý thông tin báo chí phản ánh.

Làm việc với Đoàn kiểm tra là ông Đường Hưng Thịnh, Phó Giám đốc Công ty Fusi đã cung cấp cho Đoàn các giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Chứng nhận đạt yêu cầu "Thực hành sản xuất tốt" GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Fusi.

Trước đó, ngày 02/10/2019, Công ty Fusi đã ký hợp đồng sản xuất một lô sản phẩm duy nhất "Viên bổ thảo mộc G-Star" cho Công ty TNHH dược và mỹ phẩm Anpha Gold (Công ty Anpha Gold) địa chỉ tầng 5, số 47 Thanh Liệt, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội với số lượng 3.420 hộp (số lô: 012019, NSX: 16112019, HSD: 15112022), đã được Cục An toàn thực phẩm cấp đăng ký công bố chất lượng sản phẩm viên bổ thảo mộc G-Star số 12239/ĐKSP ngày 31/10/2019 cho Công ty Anpha Gold. Công ty Fusi đã xuất hết lô sản phẩm duy nhất đó cho Công ty Anpha Gold.

Tại thời điểm thẩm tra, xác minh, Đoàn kiểm tra ghi nhận Công ty Fusi không sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Viên bổ thảo mộc G-Star" và không còn sản phẩm nào trong kho.

Công ty Fusi cam kết sản xuất thực phẩm "Viên bổ thảo mộc G-Star" đảm bảo chất lượng đúng như công bố trong hồ sơ đăng ký và có thông báo chất lượng sản phẩm số 48/TB-FUSI gửi Cục QLTT Hà Nội vào ngày 4/5/2020.

Ngày 11/5/2020, Công ty Fusi đã gửi mẫu lưu tại Công ty đến Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thẩm phẩm quốc gia để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm số 9809/PKN-VKNQG ngày 18/5/2020, định tính Phenolphtalein âm tính.

Trước thông tin báo chí phản ánh đối với các sản phẩm "Viên bổ thảo mộc G-Star" đang lưu thông trên thị trường có chứa chất cấm Phenolphtalein, Công ty Fusi cho rằng Công ty Anpha Gold đã làm giả nhãn mác, sản phẩm để bán.

Ngày 22/5/2020, Đội QLTT số 27 phối hợp với Đội QLTT số 7, Cục QLTT Hà Nội, Công an xã Thanh Liệt và đại diện UBND xã Thanh Liệt xác minh tại địa chỉ số 47 Thanh Liệt, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Tại thời điểm xác minh, Đoàn kiểm tra ghi nhận không có Công ty Anpha Gold hoạt động và không treo biển hiệu tại địa chỉ trên và cũng không có đơn vị nào đang thuê mặt bằng.

Bà Lê Thị Thanh, chủ nhà số 47 Thanh Liệt, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội trình bày, trước đây, từ khoảng tháng 9/2019, bà có cho Công ty Anpha Gold thuê toàn bộ mặt bằng tầng 5 ngôi nhà để hoạt động (hiện không còn lưu hợp đồng). Từ tháng 3/2020, Công ty Anpha Gold đã chuyển đi không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ này.
Kim Tuyến/ QLTT

https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/that-gia-vien-bo-thao-moc-g-star-nghi-ngo-co-chua-hoat-chat-cam-phenolphthanlein-21342-1.html

 

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/that-gia-vien-bo-thao-moc-g-star-nghi-ngo-co-chua-hoat-chat-cam-phenolphthanlein-15441.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Ngày 8/5, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, lễ vinh danh các bao bì đạt Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 đã diễn ra và Sản phẩm bao bì DR.CACI ứng dụng công nghệ chống hàng giả của Vina CHG tự hào được nhận danh hiệu giải thưởng “Bao bì sáng tạo” do Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam trao tặng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.