Hồ Chí Minh,

Viết tiếp bài ‘Sản phẩm Ông Hoàng Beauty: ‘Dắt mũi’ người tiêu dùng?’: Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ thông tin...

Định Khang  05/06/2019 12:16

Sau khi, Báo Ngày mới online đăng tải loạt bài viết phản ánh các dấu hiệu sai phạm có liên quan đến đơn vị kinh doanh sản phẩm nhãn hiệu Ông Hoàng Beauty đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này có dấu hiệu đánh lừa người tiêu dùng khi thông tin trên sản phẩm không phù hợp với với quy định của pháp luật, mĩ phẩm nhưng lại có công dụng như thuốc.

Ngoài ra, trên một số trang thương mại điện tử, có các gian hàng kinh doanh sản phẩm này còn có dấu hiệu làm giả các giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức khác như: Hóa đơn giá trị gia tăng; Giấy chứng nhận đăng kí thuế; Phiếu công bố sản phẩm mĩ phẩm; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mĩ phẩm.

Theo nguồn tin phóng viên có được từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh: "Kể từ ngày 1/11/2016 đến nay, Sở Y tế đã cấp 03 số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mĩ phẩm cho Công ty TNHH SX TM Mĩ phẩm Phương Trinh là tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, địa chỉ: 25/14A Tân Chánh Hiệp 17, P. Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP Hồ Chí Minh; Công ty sản xuất là Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Hunathipharma, địa chỉ: 50A TL26, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP Hồ Chí Minh".

Đối với hình ảnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mĩ phẩm đăng trên website thương mại điện tử Shopee, cơ quan này cho biết: "Sở Y tế đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất số 12/HCM-ĐKSXMP ngày 11/1/2017 cho Công ty TNHH SX TM XNK mĩ phẩm Tân Đại Dương (Địa chỉ: 61-63 Đường số 1B, P. BTĐ B, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh); Do đó, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mĩ phẩm số 12/HCM-ĐKSXMP do Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp ngày 1/11/2017 không trùng khớp với thông tin mà phóng viên đã cung cấp…"

Như vậy, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mĩ phẩm cho Công ty TNHH Mỹ phẩm thuốc bắc tái tạo da Ông Hoàng, đăng trên các tài khoản của trang thương mại điện tử Shopee có dấu hiệu là giả !?

Còn đối với hành vi quảng cáo mĩ phẩm và dịch vụ thẩm mĩ thì cơ quan này khẳng định: "Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chưa từng cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm mĩ phẩm đang quảng cáo tại Website: ttps://onghoangbeauty.com/và các dịch vụ thẩm mĩ tại website http://phuongtrinhspa.com như hình ảnh quý Báo cung cấp…"

Như vậy, từ các câu trả lời trên, có thể thấy Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã nắm được thông tin về các dấu hiệu sai phạm.
Vậy cơ quan này có hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra, Công ty TNHH SX TM Mĩ Phẩm Phương Trinh, địa chỉ: 25/14A Tân Chánh Hiệp 17, P.Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP Hồ Chí Minh không? Hay chỉ trả lời cho có?

Nếu sản phẩm nhãn hiệu Ông Hoàng Beauty được đem đi kiểm nghiệm thì thành phần công thức có đúng như hồ sơ công bố mĩ phẩm? Hay chỉ "Treo đầu dê bán thịt chó"?

ông hoàng beauty, phiếu công bố mỹ phẩm,

ông hoàng beauty, phiếu công bố mỹ phẩm,
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất số 12/HCM – ĐKSXMP ngày 12/11/2017 được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẳng định cấp cho Công ty TNHH SX TM XNK mĩ phẩm Tân Đại Dương. Như vậy, hình ảnh trên có dấu hiệu làm giả.

Trao đổi với phóng viên, một cán bộ hưu trí sinh sống tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: "Theo tôi, một khi cơ quan chức năng đã nắm được thông tin các dấu hiệu sai phạm mà báo chí phản ánh thì nên nhanh chóng tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ.

Chứ không chỉ trả lời cho có lệ, nếu kéo dài thì các đối tượng sai phạm sẽ có thời gian biến hóa trốn tránh trách nhiệm hoặc dời đến địa điểm khác, gây khó khăn cho việc kiểm tra của cơ quan chức năng".

Hồ Ninh – Thành Luân/Theo Ngày Mới Online

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/viet-tiep-bai-san-pham-ong-hoang-beauty-dat-mui-nguoi-tieu-dung-co-quan-chuc-nang-can-vao-cuoc-lam-ro-thong-tin-bao-ngay-moi-online-phan-anh-6774.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Lực lượng quản lý thị trường vừa tiến hành kiểm tra địa điểm chứa trữ hàng hóa của Tiktoker Phan Thủy Tiên, thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Zenpali, địa chỉ tầng 1, CT3, Toà nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tạm giữ trên 10.000 lọ nước hoa nhập lậu.