Hồ Chí Minh,
Tới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thương mại điện tử; phối hợp, tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Những năm gần đây, tình hình kinh doanh, mua bán hàng hóa trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok... đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa... gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tới đây, lực lượng QLTT sẽ rà soát, xây dựng cơ cấu tổ chức nằm trong cơ quan Tổng cục có chức năng tham mưu, thực thi nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng. Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các đầu mối để cung cấp, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thương mại điện tử.
Tiến hành kiểm tra, lực lượng QLTT TP. HCM phát hiện tại 2 địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn quận Gò Vấp đang chứa trữ, kinh doanh hàng chục nghìn sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Các địa điểm khác vẫn đang tiếp tục xác minh để ập vào kiểm tra khi đủ điều kiện.
Nhằm nâng cáo khả năng phân biệt hàng thật-hàng giả cho lực lượng Quản lý thị trường Vĩnh Phúc, ngày 07/02/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH Phạm và Liên danh là đại diện pháp lý của Công ty Honda Motor tổ chức Hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda.
"Đột kích" 9 cửa hàng bán linh, phụ kiện ô tô nổi tiếng tại TP HCM; phát hiện nhiều vi phạm tại cửa hàng thời trang “TRANG NEMO STYLE” hay 5 kho chứa và xưởng sản xuất dầu gội giả; tổng tấn công trung tâm thương mại Sài Gòn Square,… đã minh chứng rõ nét về sự nỗ lực của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh - những người “gác cổng” về thương mại, nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, thời gian qua, lực lượng QLTT cả nước đã tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử (TMĐT). Riêng với hình thức bán hàng livestream “nở rộ” trong thời gian vừa qua, năm 2022, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm, trong đó, một số vụ việc chuyển khởi tố hình sự.
Năm 2021, Bộ Công Thương đã yêu cầu các Sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm. Năm 2022 gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; Chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.