"Đột kích" 9 cửa hàng bán linh, phụ kiện ô tô nổi tiếng tại TP HCM; phát hiện nhiều vi phạm tại cửa hàng thời trang “TRANG NEMO STYLE” hay 5 kho chứa và xưởng sản xuất dầu gội giả; tổng tấn công trung tâm thương mại Sài Gòn Square,… đã minh chứng rõ nét về sự nỗ lực của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh - những người “gác cổng” về thương mại, nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Hiện nay, tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tương đối ổn định, các cửa hàng xăng dầu hoạt động bình thường để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn 4 cửa hàng xăng dầu đang ngưng hoạt động để thực hiện thủ tục giải thể; 8 cửa hàng hết xăng dầu và tạm ngưng để nghỉ Tết.
Ngày 30/01/2023, các Đội QLTT thuộc Cục QLTT tỉnh Hà Nam đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính số tiền là 30 triệu đồng đối với 02 cơ sở vi phạm quy định trong kinh doanh xăng dầu.
Bám sát địa bàn, “đánh trúng” nhiều vụ việc về hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; thu ngân sách đạt mức cao, tăng hơn 72% so với cùng kỳ năm 2021… chính là kết quả đạt được của lực lượng QLTT Đà Nẵng trong suốt năm 2022.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường (QLTT), đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng tạo đột phá trong quản lý, điều hành.
Một kiểm soát viên thị trường từng chia sẻ, “địa phương cũng là nhà” bởi số ngày đi công tác, đi kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hơn ở nhà, đúng như lời dạy của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười “làm Quản lý mà không kiểm tra thì không gọi là quản lý”.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của lực lượng QLTT diễn ra chiều ngày 05/01/2023, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đã chúc mừng những kết quả lực lượng QLTT đạt được trong năm 2022, đồng thời khẳng định lực lượng QLTT đã luôn phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Cục TMĐT và KTS trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên môi trường điện tử.
Sáng 29/12, Cục QLTT Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị đã đánh giá toàn diện những kết quả đạt được trong năm 2022, rút kinh nghiệm về những hạn chế, tồn tại và đề ra giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động năm 2023.
Trong suốt thời gian qua, Quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình đã trở thành lực lượng chủ công, nòng cốt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của địa phương.
An toàn thực phẩm dịp lễ, Tết không phải là vấn đề được đặt ra ở một năm cụ thể nào mà là câu chuyện được bàn luận thường xuyên, hàng năm, “đến hẹn lại lên”.
Thực hiện Công điện số 7196/CĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký biên bản cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, những ngày qua, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường nhiều tỉnh, thành phố vừa kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo nguồn cung xăng dầu vừa triển khai ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu đối với tất cả các thương nhân đầu mối, phân phối trên địa bàn quản lý.
Lần đầu tiên, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An vừa phối hợp với Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả cũng như việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để truy thu thuế trong hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử trên địa bàn
Để đảm bảo tốt công tác kiểm tra và xử lý về an toàn thực phẩm, bên cạnh công tác thanh, kiểm tra cần kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan; nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của việc sử dụng thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm…
Các đơn vị chức năng sẽ điều tra kỹ, xử lý thật nghiêm, thật nặng để nâng cao tính răn đe đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng không nguồn gốc, có chứa chất cấm tràn lan trên mạng. Đồng thời, nghiên cứu không chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính mà còn áp dụng các chế tài xử phạt theo đúng các quy định của pháp luật.