Hồ Chí Minh,
Tổng cục Thuế cho biết, trong tháng 4/2023, Cổng tiếp nhận thông tin thương mại điện tử trong nước đã tiếp nhận 146.967 cá nhân và 31.635 tổ chức đăng ký bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và ghi nhận trên 50 triệu lượt giao dịch, tổng giá trị giao dịch là 15.231 tỷ đồng.
Nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, mới đây Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử.
Vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại... vẫn đang diễn ra hàng ngày với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó đoán định. Do vậy, trong cuộc chiến chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử nói riêng không chỉ cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cơ quan chức năng mà còn cần sự chung tay của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) phối hợp với Ủy ban điều phối ASEAN về thương mại điện tử và kinh tế kỹ thuật số (ACCED) vừa ra mắt Hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng khu vực trong thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số.
Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (VOBF 2023) với chủ đề “Smart-Ecommerce” sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/4/2023 và tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 20/4/2023 với quy mô hơn 2.500 cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam và quốc tế.
Xác định tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và những định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, trong thời gian qua Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số.
Ngày 1/3/2023, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Sàn thương mại điện tử Alibaba.com tổ chức Hội nghị Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA thu hút gần 300 đại biểu từ các đơn vị, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Tới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thương mại điện tử; phối hợp, tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Những năm gần đây, tình hình kinh doanh, mua bán hàng hóa trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok... đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa... gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tới đây, lực lượng QLTT sẽ rà soát, xây dựng cơ cấu tổ chức nằm trong cơ quan Tổng cục có chức năng tham mưu, thực thi nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng. Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các đầu mối để cung cấp, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thương mại điện tử.