Trong thời gian gần đây, việc truy xuất nguồn gốc nông sản một cách chính xác và kịp thời đã trở thành yếu tố then chốt trong kinh doanh nông sản.
Người tiêu dùng tại Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới ngày càng yêu cầu bằng chứng xác minh về khả năng truy xuất nguồn gốc như một tiêu chí quan trọng của chất lượng, an toàn sản phẩm thực phẩm.
An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc nông sản hiện đang được đặt lên hàng đầu trong các cuộc thảo bàn về chuyển đổi số, số hóa trong sản xuất nông nghiệp và các chương trình về thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
Truy xuất nguồn gốc nông sản – thực sự có ý nghĩa gì?
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề an toàn thực phẩm, và một số bộ phận dân cư đang trở nên quan tâm hơn, chẳng hạn, về cách thức sản xuất thực phẩm, cho dù đó là thực phẩm hữu cơ hay sử dụng hóa chất tối thiểu.
Người tiêu dùng luôn muốn biết liệu các sản phẩm họ sẽ sử dụng đã trải qua các công đoạn nào trước khi được tiêu dùng.
Truy xuất nguồn gốc là một công cụ để đáp ứng mong đợi của người mua và người dùng cuối và để đảm bảo với họ rằng các sản phẩm thực sự đáp ứng các yêu cầu của họ về chất lượng.
Truy xuất nguồn gốc nông sản có thể xác định ở bất kỳ giai đoạn cụ thể nào của chuỗi cung ứng nông sản hoặc thực phẩm (từ sản xuất đến phân phối) từ nơi thực phẩm đến và thực phẩm đi đến đâu, phù hợp với mục tiêu của việc kiểm tra và chứng nhận.
Vai trò của việc xác định nguồn gốc nông sản
Truy xuất nguồn gốc nông sản đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường trong nước và toàn cầu.
Khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm thông qua tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất đóng một vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh sản phẩm.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm, về cơ bản bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất từ nông trại đến quá trình chế biến sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán lẻ và đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng…
Truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm là một công việc phức tạp vì cần phải tuân theo các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc toàn cầu nếu doanh nghiệp đó muốn xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường quốc tế, đặc biệt các nước thuộc khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí Trung Quốc,…
Truy xuất nguồn gốc nông sản đem lại lợi ích gì?
Lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc nông sản đã được công nhận rộng rãi. Chúng không chỉ là giúp bảo vệ thương hiệu, ngăn chặn các sản phẩm nông sản kém chất lượng; mà còn giúp doanh nghiệp, nhà kinh doanh nông sản gia tăng khả năng cạnh trên thị trường; giúp các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
Cụ thể:
- Truy xuất nguồn gốc là yếu tố góp phần quan trong vào sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản chất lượng cao.
- Truy xuất nguồn gốc giúp minh bạch chất lượng sản phẩm, giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng dễ dàng truy xuất được thông tin nông sản thực phẩm qua tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối.
- Truy xuất nguồn gốc nông sản giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện các vấn đề trong sản xuất, giúp xử lý nhanh chóng kịp thời các sự cố, hay trong trường hợp thu hồi sản phẩm sẽ nhanh chóng phát hiện các sản phẩm cần thu hồi, tránh gây thiệt hại lớn cho quá trình sản xuất.
- Người tiêu dùng dễ dàng chọn mua được các sản phẩm chất lượng và yên tâm khi sử dụng
- Giúp doanh nghiệp quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình bảo quản và quản lý rủi ro. Giúp đảm bảo lợi thế cạnh tranh và tiếp cận dễ dàng hơn với người mua sản phẩm.
- Áp dụng truy xuất nguồn gốc không phải là một sự lựa chọn mà là nhu cầu bắt buộc đối với ngành nông sản và các daonh nghiệp kinh doanh nông sản chất lượng hiện nay.
Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc để đảm bảo lợi thế cạnh tranh cũng như cơ hội phát triển thị trường và khẳng định thương hiệu.