Hồ Chí Minh,

Vực lại niềm tin thương hiệu Việt

Định Khang  18/12/2017 13:10

Thực trạng hàng "made in China" gắn mác Việt ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xuất hiện ở mọi nơi, từ mặt hàng thông thường đến cao cấp.

nguyễn viết hồngTheo tôi, thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước tiên, ảnh hưởng về niềm tin của người tiêu dùng đặt vào các doanh nghiệp Việt Nam. Sau vụ Khải Silk nhập hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt bán ra thị trường được đưa ra ánh sáng, niềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu Việt, sản phẩm Việt cũng theo đó mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này cũng khiến cho sự cạnh tranh của hàng Việt với hàng ngoại nhập từ châu Âu, châu Mỹ… cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chính những doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt cũng tạo nên môi trường kinh doanh không công bằng, thiệt hại nặng nề cho các công ty, doanh nghiệp kinh doanh hàng Việt chân chính. Bỏ vốn ít, giá thành rẻ, thu về lợi nhuận cao… các doanh nghiệp vi phạm dễ dàng "bóp chết" các doanh nghiệp chân chính về độ cạnh tranh giá, đồng thời mỗi khi có vụ việc được đưa ra ánh sáng, các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng cũng bị thiệt hại không nhỏ.

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi cần phải đồng bộ hoá 3 đối tượng đó là: doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Trước tiên, về phía doanh nghiệp, cần đẩy mạnh truyền thông về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm mang thương hiệu Việt, nhằm cung cấp thông tin công khai, minh bạch đến đông đảo người dùng, từ đó thuyết phục người tiêu dùng lấy lại niềm tin về thương hiệu Việt. Đồng thời, doanh nghiệp Việt cũng phải có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp kỹ thuật, công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút sức mua từ người dùng.

Về phía cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng cần gia tăng quản lý về hoạt động doanh nghiệp, nhanh chóng, kịp thời đưa ra và xử lý các trường hợp gian lận, nâng cao các mức phạt nhằm tăng tính răn đe đối với các đối tượng có ý tưởng vi phạm. Bên cạnh đó, các cơ quan Hải quan cũng cần kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam, đặc biệt là qua đường biên giới, tiểu ngạch.. nhằm ngăn chặn nguồn hàng kém chất lượng, nhập vào Việt Nam.

Về phía người tiêu dùng, cần chủ động cung cấp các thông tin về các sản phẩm nghi ngờ là hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt. Chính sự chủ động cung cấp thông tin, cảnh báo về sản phẩm lụa Khải Silk của người tiêu dùng cũng đã khiến cho sự việc này được đưa ra ánh sáng.

Nguyễn Viết Hồng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vina

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Link gốc: https://chg.vn/chong-hang-gia/vuc-lai-niem-tin-thuong-hieu-viet-1511.html

Tin cùng chuyên mục   
AI có thể giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm giả bằng cách phân tích các điểm và mẫu dữ liệu khác nhau để phân biệt nhanh chóng và chính xác sản phẩm thật với hàng giả. 
Ngày 2/6/2023, tại “Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử” do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Cà Mau, Cục Quản lý thị trường Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức, các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều giải pháp chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.
Áp dụng công nghệ chống giả lên bao bì, tích hợp phần mềm thông minh Vinacheck để nhận biết, quản lý hệ thống bán hàng, truy vết đường đi sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng hiệu quả là những tính năng ưu việt của giải pháp bao bì chống giả thông minh được Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) đưa ra thị trường.
Bao bì giấy hay bao bì thân thiện là xu hướng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tiêu dùng hàng hóa hiện nay.
Nhu cầu về các giải pháp chống hàng giả trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhiều do hàng giả đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến trên thị trường toàn cầu. Vậy các ngành hàng trên thế giới đang chống giả bằng cách nào?
Tin tức mới nhất
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định xử phạt vi hành chính đối với hộ kinh doanh của ông T.A.T (có địa chỉ tại 63 Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột) với mức phạt 35 triệu đồng về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, Vina CHG luôn đồng hành cùng lực lượng Quản lý thị trường đưa ra các giải pháp chống hàng giả để giúp nhận diện hàng thật phân biệt hàng giả trong quá trình điều tra xử lý hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, thông qua quét mã QR bằng Zalo, người tiêu dùng đã có thể biết được chi tiết nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất và nhiều thông tin cần thiết khác về sản phẩm, hàng hoá.
Tem chống hàng giả đa công nghệ được tích hợp nhiều công nghệ chống giả do Vina CHG đưa ra thị trường giúp bảo vệ thương hiệu hiệu quả, ngăn chặn nạn làm giả, nhái sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tem QR Code được Vina CHG tích hợp công nghệ chống hàng giả, giúp truy xuất nguồn gốc thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả giúp bảo vệ thương hiệu, chống sao chép làm giả tem và sản phẩm.