Hồ Chí Minh,
Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã ban hanh Quyết định số 888 về thực hiện công tác này. Sau hai năm triển khai, nhiều đường dây, ổ nhóm, tụ điểm về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã được lực lượng QLTT triệt phá.
Buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại luôn là vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. Thực trạng này xảy ra ở nhiều phân khúc thị trường, từ nông thôn đến thành thị, đặc biệt là trong các cửa hàng tạp hóa, cơ sở kinh doanh tại các phiên chợ vùng sâu, vùng xa, trà trộn vào cả những trung tâm thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
Trước vấn nạn kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng ngày một phức tạp, nhiều giải pháp đã được triển khai. Tuy nhiên, đến nay, hiệu quả vẫn chưa thật sự được như mong muốn. Ðể góp phần giải quyết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, việc ứng dụng công nghệ số trên môi trường thương mại điện tử (TMÐT) là một yêu cầu cấp thiết.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tới đây, lực lượng QLTT sẽ rà soát, xây dựng cơ cấu tổ chức nằm trong cơ quan Tổng cục có chức năng tham mưu, thực thi nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng. Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các đầu mối để cung cấp, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thương mại điện tử.
"Đột kích" 9 cửa hàng bán linh, phụ kiện ô tô nổi tiếng tại TP HCM; phát hiện nhiều vi phạm tại cửa hàng thời trang “TRANG NEMO STYLE” hay 5 kho chứa và xưởng sản xuất dầu gội giả; tổng tấn công trung tâm thương mại Sài Gòn Square,… đã minh chứng rõ nét về sự nỗ lực của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh - những người “gác cổng” về thương mại, nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Năm 2021, Bộ Công Thương đã yêu cầu các Sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm. Năm 2022 gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; Chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 09/12 tới đây, nhằm hưởng ứng Ngày phòng chống hàng giả - hàng nhái Việt Nam 29/11, Cục sở hữu trí tuệ - VPĐD tại TP. HCM, Hội sáng chế Việt Nam, Công ty Vina CHG và Cổng truyền thông chống hàng giả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo về “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng giả”.